Lập trình

Scripting language là gì? Programming Language là gì? Chúng khác nhau như thế nào?

Nhiều người hay nhầm lẫn về ngôn ngữ kịch bản (Scripting language) và ngôn ngữ lập trình (Programming language). Tuy nhiên thực chất hai loại ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác nhau. Scripting language là gì? Programming language là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Cùng Hoc MMO tìm hiểu trong bài viết này nhé

Lý giải: Scripting language là gì?

Scripting language là gì? Scripting language hay còn gọi với tên là ngôn ngữ kịch bản. Đây là loại ngôn ngữ mang nhiều tính năng đặc biệt sử dụng để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Các tác vụ này được con người tạo nên và thay đổi cho linh hoạt trong nhiều trường hợp nhất định.

Scripting language là gì? Tìm hiểu về Scripting language
Scripting language là gì? Tìm hiểu về Scripting language

Ngôn ngữ kịch bản được thông dịch. Nó có thể tự động hóa một thao tác nào đó trên hệ thống phần mềm. Trong nhiều trang web, phần mềm, phần vỏ hệ thống thường sẽ được tự động hóa qua Scripting language. Một vài ngôn ngữ kịch bản được sử dụng nhiều nhất là Perl, PHP, VBScript hay Javascript… Các loại ngôn ngữ này thường có ít quyền truy cập tính năng gốc của máy. Ngôn ngữ kịch bản khá đơn giản và dễ học, các câu lệnh cũng khá ngắn.

Programming language là gì?

Programming language – Ngôn ngữ lập trình là một dạng ngôn ngữ nằm trong tập hợp con của ngôn ngữ máy tính. Ngôn ngữ được thiết kế dành riêng cho việc truyền chỉ thị cho các loại máy có CPU hay nói cách khác là truyền chỉ thị cho máy tính. Programming language là loại ngôn ngữ dùng để tạo ra các chương trình, các thuật toán để điều khiển máy tính và giúp người sử dụng dễ hiểu hơn.

Programming language không hề dễ viết và khó học hơn so với Scripting language
Programming language không hề dễ viết và khó học hơn so với Scripting language

Programming language được biên dịch thành hệ thống mã máy. Vì chạy trên phần cứng nên phải sử dụng IDE nhất định. Hiện nay có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình. Mỗi loại ngôn ngữ lại có cách sử dụng và các cú pháp riêng. Ví dụ như Java thường được sử dụng để thiết lập và xây dựng các ứng dụng, trò chơi, trang web…

Ngôn ngữ lập trình chú trọng đến ngữ pháp, ý nghĩa ngôn từ và từ vựng bao gồm hệ thống cấu trúc dữ liệu, các câu lệnh, tham số, các loại cơ chế tham khảo… Programming language khá khó học vậy nên cần đầu tư nhiều thời gian và công sức mới có thể thành thục.

Sự khác nhau giữa Programming language và Scripting language

Nhiều người nhầm lẫn khái niệm ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ kịch bản. Tuy nhiên hai loại ngôn ngữ này lại hoàn toàn không giống nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt lớn nhất:

  • Ngôn ngữ lập trình không yêu cầu phải có máy chủ để lưu trữ trong khi với ngôn ngữ kịch bản nếu không có máy chủ sẽ không thể thực hiện được.
  • Ngôn ngữ lập trình rất khó. Người học cần đầu tư thời gian và tiền bạc mới có thể nắm được. Ngôn ngữ kịch bản lại khá gần gũi với cuộc sống nên quá trình học ngôn ngữ kịch bản sẽ nhanh hơn.
  • Các câu lệnh trong ngôn ngữ kịch bản ngắn và khá dễ viết trong khi ngôn ngữ lập trình lại gồm hệ thống rất nhiều code từ khó đến dễ. Mỗi lệnh code không hề ngắn chút nào.
  • Cả ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ kịch bản đều được thông dịch. Tuy nhiên ngôn ngữ lập trình sẽ tạo ra một tệp thực thi còn ngôn ngữ kịch bản thì không tạo ra tệp này.
  • Ngôn ngữ lập trình sử dụng ngay khi bắt đầu thiết kế sản phẩm, thiết kế website trong khi ngôn ngữ kịch bản có thể dùng kết hợp với các yếu tố khác trên một sản phẩm đã có nền từ trước.
  • Cả ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ kịch bản đều tạo ra nhiều chức năng. Tuy nhiên với cùng một số chức năng nhất định thì ngôn ngữ lập trình lại cần nhiều code hơn so với ngôn ngữ kịch bản.
  • Ngôn ngữ lập trình cần phải tốn nhiều tiền bảo trì hơn so với ngôn ngữ kịch bản.
  • Đặc trưng của ngôn ngữ lập trình là tận dụng tối đa các chức năng khi tạo dựng các sản phẩm trong khi ngôn ngữ kịch bản lại được tạo ra để lập trình nhanh hơn và đơn giản hơn.
  • Trong ngôn ngữ kịch bản, các lệnh cấp cao được chuyển đổi nhanh chóng thành ngôn ngữ máy. Đối với ngôn ngữ lập trình, quá trình mã nhị phân và biên dịch sẽ được chuyển đổi trong cùng một lần.
  • Ngôn ngữ kịch bản được chạy bên trong một chương trình nào đó còn ngôn ngữ lập trình lại được tiến hành độc lập với các chương trình bên ngoài.
Scripting language có nhiều điểm khác biệt so với Programming language
Scripting language có nhiều điểm khác biệt so với Programming language

Thực tế quá trình biên dịch diễn ra khá nhanh khiến cho nhiều người không thể phân biệt được như thế nào là ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ kịch bản. Chỉ có “dân trong ngành” mới có thể dễ dàng phân biệt được hai thuật ngữ này.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp Scripting language là gì, Programming language là gì và sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về hai loại ngôn ngữ phổ biến này. Để biết thêm về cách sử dụng ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ kịch bản mời bạn đón xem trong các bài viết sau của chúng tôi nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Rate this post

Thu Huyền

Là một người đam mê công nghệ và thích chia sẻ những hiểu biết của mình đến mọi người. Hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ sẽ có ích đến mọi người
Back to top button