Wordpress
Trending

Hướng dẫn làm website WordPress cơ bản cho người mới A-Z 04/2024

Xin chào các bạn mình là Kiên Võ thành viên sáng lập HocMMO.VN, trong loạt bài viết và video hướng dẫn làm website bằng Wordpres cơ bản cho người mới này mình sẽ là người hướng dẫn trực tiếp cho các bạn.

Hiện nay nhu cầu sử dụng website là rất lớn, có thể vào nhiều mục đích như bán hàng, blog cá nhân, kiếm tiền online, … Nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để có thể tự tạo ra một website có thể chạy mượt mà và có thể kiếm tiền trên đó. Cũng như để thuê làm một website cũng khá đắt đỏ cho người mới từ 3 – 10 triệu đồng.

Hiểu được điều đó, mình và các cộng sự tại HocMMO đã xây dựng khoá học làm website bằng WordPress cho người mới, chưa có nhiều kiến thức về lập trình cũng có thể làm được

Giới thiệu khoá học Wordpres cho người mới

Sau khi hoàn thành xong khoá học này các bạn có thể tự mình tạo ra được một website tin tức để có thể bắt đầu viết bài và kiếm tiền trên đó

Nếu bạn là người không biết nhiều về công nghệ thì cũng yên tâm là khoá học này cũng dành cho bạn. Mình sẽ hướng dẫn một cách chi tiết và dễ hiểu để bạn có thể thực hành được ngay

Vậy nên khoá học này có thể phù hợp với tất cả mọi người đang cần tạo ra một website tin tức, bán hàng mà không muốn đi thuê bên khác làm

Các bạn có thể tham khảo website demo là chính trang HocMMO này luôn nhé. Sau khi xem hết khoá học này thì các bạn hoàn toàn có thể tạo ra một website như thế này nhé.

Các bạn có thể xem tổng quan khoá học một cách trực quan tại đây.

Và đừng quên join vào group để cùng thảo luận tại đây nhé.

OK nếu các bạn đã cảm thấy hứng thú rồi thì chúng ta bắt đầu thôi nào.

Khái niệm cơ bản về WordPress

Vậy WordPress là gì?

  • WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. Wordpress cũng được coi như là một CMS phổ biến nhất hiện nay để tạo blog cá nhân, website tin tức, tmdt, ….
  • Đó là khái niệm của wordpress, các bạn có thể hiểu đơn giản đây là công cụ để giúp chúng ta có thể tạo ra 1 website mà không cần động đến code hay không cần có nhiều kiến thức lập trình

Tại sao lại chọn Wordpres để làm website mà không phải là cái khác?

  • Như mình mới nói ở trên, wordpress đã rất phổ biến bởi tính dễ dùng và dễ tuỳ biến
  • Không cần biết quá nhiều về code hoặc thậm chí không biết về code cũng có thể làm ra được một website (tất nhiên là nếu bạn biết về code thì vẫn tốt hơn rồi :D)
  • Một điểm cộng nữa đó là có thể làm được nhiều thể loại website

Chọn nhà cung cấp hosting và domain để làm website WordPress

Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một website, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Hosting là gì

Hosing hay còn được gọi là Web hosing là một không gian lưu trữ chia sẻ được cắt nhỏ từ một server, giúp bạn có thể lưu trữ website, xuất bản một ứng dụng để có thể chạy được trên internet.

Trong trường hợp này thì bạn sẽ để CMS wordpress trên server để có thể chạy được trang web của bạn.

VPS là gì?

Cloud VPS là từ viết tắt của Cloud Virtual Private Server, là dịch vụ máy chủ ảo hóa được thiết lập dựa trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) đáp ứng nhu cầu của đối tượng doanh nghiệp, có thể toàn quyền quản trị máy chủ.

Đã có rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới áp dụng công nghệ này. Mục đích cuối cùng là để cung cấp hạ tầng máy chủ và có thể đáp ứng những hệ thống có quy mô lớn đến cực lớn, có thể kể tên những công ty như IBM, EMC, HP, GOOGLE, AMAZON, …

Còn domain (tên miền) là gì?

Tên miền là tên định danh của một website đang hoạt động trên internet, nó như là một địa chỉ vật lý để dẫn khách hàng đến với website của bạn. Nếu bạn tìm đường cần có tên đường, số nhà thì website của bạn cũng vậy, nó dùng domain để có thể dẫn mọi người vào.

Ví dụ như Hocmmo.vn, Facebook.com, Google.com là những địa chỉ tên miền để bạn có thể truy cập vào một trang web

Hosting và vps có gì khách nhau?

  • Với hosting thì website của bạn được đặt trên cùng một máy chủ, cùng chia sẻ tài nguyên của máy chủ đó như RAM, CPU, …
  • VPS thì được chia nhỏ ra từ 1 máy chủ, bạn có thể truy cập sâu vào không gian lưu trữ vps của mình, và đương nhiêu vps sẽ có độ ổn định cao hơn là hosting thông thường.

Khi nào dùng hosting, khi nào dùng vps?

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào thì dùng cái nào đây?

  • Khi bạn mới bắt đầu thì nên dùng hosting
  • Một thời gian sau khi website đã có traffic rồi thì nên chuyển qua vps cho khoẻ và tối ưu hơn
  • Còn nếu bạn dư giả chú thì cứ vps mà xài cho sướng. Những website của mình thì 100% là chạy trên vps hết, chạy vù vù

Nhà cung cấp hosting uy tín

Mình suggest 2 nhà cung cấp hosting khá uy tín tại Việt Nam

Một vài yếu tố quan trọng để chọn nhà cung cấp dịch vụ nói chung và hosting nói riêng thì đó là, minh bạch trong giá thành, support tốt,

Còn về vấn đề ngon bổ rẻ thì không có một bên nào có được cả, tiền nào của nấy mà.

Nhà cung cấp vps uy tín 

Tương tự thì cũng có một số nhà cung cấp VPS mình đề xuất như

  • Vultr
  • Google
  • Digital Ocean

Nhà cung cấp domain uy tín

Domain thì chỉ cần giá rẻ và có thể lấy code để chuyển nhà cung cấp dịch vụ khi cần là được, một số nhà cung cấp như:

  • Namecheap.com
  • Matbao.net

Hướng dẫn mua tên miền, hosting, vps

Trỏ domain về cloudflare

Cloudflare là gì?

cloudflare là gì? làm website WordPress như thế nào?
Cloudflare là gì?

Cloudflare là dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và các client qua lớp bảo vệ CloudFlare.

Hay nói dể hiểu thì thay vì bạn truy cập trực tiếp vào website của bạn thì bạn sẽ truy cập thông qua Cloudflare

Vậy tại sao nên dùng Cloudflare?

  • Khi sử dụng Cloudflare sẽ giúp website của bạn chạy nhanh hơn khá nhiều vì hệ thống máy chủ của Cloudflare trải rộng rất nhiều địa điểm, và có cả ở Việt Nam luôn.
  • Website của bạn sẽ được bảo mật hơn bởi hệ thống của Cloudflare
  • Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá băng thông do không trực tiếp truy cập vào hosting của bạn mà lấy ra từ bản cache của Cloudflare
  • Bạn có thể quản lý tất cả tên miền của mình tại một chỗ, dù bạn có mua từ nhà cung cấp nào đi nữa.
  • Nếu bạn cần cập nhật DNS thì chỉ cần vài giây là xong, còn khi cập nhật ở nhà cung cấp tên miền thì thường khá là lâu

Bạn đã hiểu được lợi ích của Cloudflare rồi thì tiến hành đăng ký sử dụng thôi

Đăng ký cloudflare
Đăng nhập hoặc đăng ký cloudflare
  • Bạn hãy truy cập vào cloudflare.com sau đó chọn Sign Up điền email và password vào rồi nhấn Create Account sau đó confirm email là xong
  • Sau đó đăng nhập vào cloudflare 
Thêm tiên miền cloudflare
Nhấn vào thêm tên miền
thêm tên miền cloudflare
Nhấn vào thêm tên miền
  • Các bạn tiến hành thêm tên miền mà bạn vừa đăng ký ở bài trước vào đây
Chọn gói dịch vụ cloudflare
Chọn gói dịch vụ
  • Chọn gói miễn phí là đủ sài rồi nhé
Chờ scan DNS
Chờ scan DNS
xem DNS
Xem DNS
  • Ở bước này bạn sẽ kiểm tra xem các DNS đã đầy đủ chưa, thường thì kệ nó, cứ nhấn tiếp đi
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 1
nameservers
  • Sau khi add xong thì bạn sẽ thấy có 2 nameservers này
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 2
Get started
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 3
Chon SSL
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 4
Bật https
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 5
Optimize
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 6
Brotli
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 7
Summary
Hướng dẫn làm website Wordpress cơ bản cho người mới A-Z [month]/[year] 8
Done
  • Bạn cứ làm theo ảnh là đc nhé
  • Bạn hãy quay lại trang đăng ký tên miền mình đăng ký ở tinohost nên vào trang quản trị của tinohost, nếu bạn đăng ký ở chỗ khác thì cũng làm tương tự nhé
  • Sau khi đã đăng nhập xong thì vào phần tên miền
  • Chọn vào dấu … và chọn quản lý nameservers 
  • Sau đó nhấn vào nameservers 
  • Các bạn hãy điền 2 giá trị hồi nãy ở bên Cloudflare vào Nameserver 1 và Nameserver 2 sau dó nhấn thay đổi Nameservers và chờ đợi Cloudflare cập nhật và gửi email xác nhận kích hoạt thành công cho bạn
  • Thường thì sẽ mất từ 15p đến 24h để kích hoạt, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
cloudflare comfirm
  • Khi bạn đã nhận được email thông báo kích hoạt doamin của Cloudflare thế này thì bạn đã trỏ doamin về Cloudflare xong rồi đó
  • Thử truy cập vào Cloudflare.com xem nó thế nào

Cấu hình hosting và cài đặt WordPress

Sau khi hosting của bạn đã được kích hoạt thì bạn hãy vào phần quản lý hosting đó nhé

  • Ở đây bạn có thể xem được tất cả thông tin về hosting của các bạn
  • Bạn có thể tạo email tên miền để cho chuyên nghiệp hơn, vd như email: [email protected] 
  • Bạn nhìn vào bên phải sẽ thấy phần Đăng nhập vào cPanel bạn hãy nhấn vào đó
  • Đây là phần quản lý hosting của các bạn
  • Tất cả thông tin đều có ở đây hết
  • Để cài đặt wordpress thì bạn hãy kéo xuống cuối cùng phần Scripts và chọn WordPress chọn Install Now 
  • Các bạn kéo xuống dưới phần Admin Account 
  • Admin Username là tên đăng nhập vào website của các bạn. Mình sẽ đổi thành hocmmo, các bạn muốn đổi thành gì cũng đc
  • Admin Password là mật khẩu nhé. Bạn nhớ đổi nhé
  • Admin Email các bạn có thể thay đổi hoặc để cũng đc
  • Xong rồi chọn ngôn ngữ cho website, chọn Vietnames nhé
  • Đã xong xuôi, các bạn kéo xuống dưới cùng chọn Install 
  • Đến đây thì chờ đợi cho nó cài xong thôi
  • Sau khi đã cài xong thì bạn có thể vào website của mình rồi
  • Bạn muốn tuỳ chỉnh website thì vào phần Administrative URL hoặc là theo đường dẫn domain/wp-admin/

Nếu bạn muốn cài đặt website wordpress lên VPS thì có thể tham khảo bài viết: Cài Wordpres lên VPS chỉ với 2 dòng lệnh

Hoặc video hướng dẫn dưới đây

Cài đặt giao diện và những thao tác cơ bản trên website

Sau khi bạn đã cài đặt wordpress thành công và đăng nhập vào phần quản lý tại địa chỉ doamin/wp-admin/ rồi thì bạn hãy khám phá 1 vòng nhé

  • Sau khi đã khám phá 1 vòng thì các bạn hãy truy cập vào phần Cài đặt 
  • Ở đây các bạn sẽ thực hiện một số cài đặt cơ bản cho website của mình
  • Các bạn hãy sửa Tên website ở đây mình sẽ đặt tên là KingCoffee
  • Tiếp theo là khẩu hiệu của trang web của bạn, Cà phê nguyên chất đến từng hạt
  • Nếu bạn muốn cho người khác có thể đăng ký tài khoản thì nhấn vào còn k thì thôi
  • Múi giờ bạn để là UTC+7, hoặc website của bạn hoạt động ở quốc gia nào thì đặt thời gian theo múi giờ đó nhé
  • Định dạng ngày tháng, và định dạng thời gian cũng tương tự như vậy
  • Xong xuôi bạn nhấn Lưu thay đổi

Tiếp theo các bạn chuyển qua phần Đường dẫn tĩnh các bạn hãy chỉnh phần Cài đặt cơ bản thành Tiêu đề bài viết và nhấn lưu lại

  • Mục đích của việc này là để cho url nhìn đẹp hơn và cũng tối ưu SEO

Tiếp theo là đến phần cài đặt giao diện cho website của bạn, bạn có thể chọn những theme miễn phí hoặc những theme trả phí, tuỳ vào bạn thôi

  • Để cài theme cho website thì bạn vào Giao diện 
  • Các bạn lưu ý, nên xoá những theme không dùng đi nhé, chỉ để 1 theme chính và 1 theme phụ phòng những lúc lỗi hoặc cần update theme thủ công thì đổi theme
  • Các bạn nhấn vào Add New để thêm theme
  • Ở phần này sẽ có 2 lựa chọn cho các bạn,
    • 1 là tải theme từ máy tính của các bạn
    • 2 là tìm những theme có sẵn và miễn phí trên kho theme của wordpress
  • Để tải theme thì bạn nhấn vào tải giao diện lên, sau đó chọn đến file giao diện, lưu ý là theme cần được zip lại thì mới tải lên đc nhé
  • Chờ một chút cho tải lên xong rồi bạn bấm vào kích hoạt theme là đc
  • Để sử dụng theme có sẵn thì bạn nhập một chủ đề hoặc tên theme vào ô tìm kiếm, và chọn co mình một theme ưng ý
  • Một lưu ý nhỏ là đa số những theme miễn phí đều không có phần cài đặt demo, tức là khi cài theme xong thì bạn sẽ không có một giao diện đẹp lung linh như demo mà bạn phải tự tạo, có khi cũng chả ra được như người ta làm.
  • Sau khi đã cài theme xong thì cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà làm thôi. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng đó mà.
  • Trong toàn bộ chuỗi video này thì mình sử dụng theme bản quyền Jannah Theme nhé.
  • Bạn nào quan tâm thì xem bài review chi tiết của mình nhé, theme này làm blog tin tức thì tuyệt vời luôn
  • Sau khi cài xong theme thì bạn vào verify rồi mới dùng đc nhé
  • Sau khi verify xong rồi thì tiếp tục các bạn vào Install Demos ở đây các bạn có thể chọn những mẫu mà họ đã làm sẵn rồi, chỉ việc import vào và chỉnh sửa lại xíu là dùng thôi
  • Ở đây có live demo bạn có thể nhấn vào xem trực tiếp luôn, những theme khác cũng tương tự như vậy thôi, nên các bạn cứ làm theo là đc
  • Bạn ưng cái nào thì import cái đó nhé, ở đây mình sẽ import cái Tech này đi
  • Nhấn vào Import, ở màn hình này thì các bạn chú ý đến phần Required Plugins, mình sẽ nói kỹ hơn về plugin ở những video sau, bây giờ bạn cứ làm theo là được rồi
  • Các bạn tắt đi, quay lại phần Install Plugin và chọn đến plugin mà theme yêu cầu.
  • Sau đó các bạn nhấn install để cài đặt plugin đó
  • Sau khi cài xong các bạn nhấn quay lại và nhấn vào Activate
  • OK vậy là đã xong, giờ quay lại import demo
  • Nhấn vào demo và nhấn Import, chờ đợi vài phút cho dữ liệu được import xong
  • Vậy là đã import thành công rồi, các bạn có thể bật website lên vào xem giao diện có lỗi gì không
  • Nhìn khá là chuyên nghiệp rồi đúng không nào
  • Giờ chỉ việc chỉnh sửa lại theo ý mình thôi

Nếu bạn cần một dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp thì có thể liên hệ bên mình để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Quản lý chuyên mục và bài viết

Đầu tiên các bạn hãy truy cập vào phần Bài Viết ở đây đã có những bài sẵn, đây là dữ liệu demo của theme. 

  • Các bạn có thể ấn vào xem bài viết thế nào
  • Để quản lý bài viết hiệu quả hơn thì các bạn nên phân thành các chuyên mục, mỗi chuyên mục là 1 chủ đề
  • Vd chuyên mục wordpress chuyên viết về những vấn đề liên quan đến wordpress
  • Chuyên mục MMO thì chuyên về MMO
  • Mới đầu thì các bạn cũng không cần thiết phải có nhiều chuyên mục làm gì, vì nội dung còn ít
  • Để tạo chuyên mục thì các bạn vào phần chuyên mục các bạn nhập tên chuyên mục vào
  • Vd là WordPress, chuỗi cho đường dẫn có thể để trống để nó tự động lấy theo tiêu đề
  • Chọn chuyên mục cha không chọn
  • Mô tả thì có thể viết vào, sau bạn có thể chỉnh sửa lại
  • Rồi nhấn thêm chuyên mục
  • Để sử dụng chuyên mục thì bạn nhấn vào thêm bài mới, các bạn sẽ tạo bài viết mới nhé. 
  • Thêm tiêu đề và nội dung bài viết vào
  • Tiếp theo là chọn đến phần chuyên mục
  • Tìm đến chuyên mục bạn vừa tạo 
  • Sau đó công bố bài viết là xong
  • Các bạn có thể xem bài viết xem chuyên mục hiển thị thế nào
  • Về phần Thẻ thì bạn cứ điền vào những từ khoá của bài viết là đc. 
  • Cách tạo Thẻ thì cũng tương tự như chuyên mục thôi

Về phần tối ưu bài viết thì rất nhiều, nó liên quan đến SEO nên mình sẽ để cho những bài khác

Quản lý trang

Trang là gì? tại sao lại có trang trong khi đã có bài viết?

  • Trang cũng giống bài viết, cũng có tiêu đề, nội dung, ảnh đại diện, bình luận, …
  • Nhưng trang cũng có một số điểm khác so với bài viết như
    • Trang không được phân loại theo chuyên mục và thẻ
    • Trang không được xuất hiện trên dòng thời gian như bài viết
  • Vậy trang dùng trong những trường hợp nào?
    • Thường thì khi các bạn tạo những trang cố định, ít thay đổi như trang liên hệ, giới thiệu, …
  • Để tạo một trang thì bạn có thể vào phần Trang Thêm trang mới 
  • Các bạn cũng làm tương tự như tạo 1 bài viết là đc
  • Ở đây mình sẽ tạo 1 trang liên hệ
  • Bạn cũng có thể quản lý trang khi vào phần Tất cả trang các bạn có thể thêm, sửa, xoá các trang ở đây

Quản lý menu

Một website thì không thể thiếu được menu đúng không nào

  • Các bạn có thể thấy ở trang demo mà mình đã cài đặt ở những video trước, bạn nào chưa xem có thể xem lại
  • Đã có sẵn thanh menu ở đây
  • Vậy chúng ta muốn sửa menu này thì phải làm sao
  • Bạn chỉ cần vào phần Giao diện, rồi vào phần Menu 
  • Ở đây bạn có thể quản lý được tất cả menu của website
  • Đầu tiên thì bạn hãy xoá menu demo đi, kéo xuống dưới cùng và nhấn Xoá Menu
  • Xoá hết 3 4 cái menu đi luôn nhé
  • Xong rồi thì bạn tạo mới 1 menu bằng cách nhập tên menu vào ô Tên Menu sau đó nhấn Tạo trình đơn
  • Vd mình tạo menu có tên Main Menu
  • Ở phần Thiết lập menu bạn có thể chọn vị trí hiển thị của menu này
  • ​Secondary Nav Menu: phần này thường sẽ hiển thị ở bên trên howcj bên dưới menu chính, tuỳ vào theme quy định
  • Main Nav Menu: đây chính là menu chính của website
  • 404 Page menu: các bạn sẽ thấy hiển thị ở trang 404 là trang khi bạn vào sai đường dẫn hoặc trang bị ẩn bị xoá
  • Footer navigation: cái này thì rõ dàng rồi, nó sẽ hiển thị ở cuối trang
  • Rồi giờ mình sẽ chọn 3 cái đầu cho menu này, còn footer thì sẽ làm thêm 1 menu riêng cho nó nhé
  • Bạn sẽ thấy 1 option tự động thêm trang tĩnh: nễu bạn chọn cái này thì sẽ tự động thêm những trang bạn mới tạo vào menu, mình không khuyến khích chọn cái này
  • Ok sau đó nhấn lưu menu nhé
  • Giờ 1 website thì cần hiển thị những mục nào trên menu.
  • Đầu tiên là trang chủ, sau đó là trang danh mục bài viết, trang giới thiệu, liên hệ và trang blog
  • Cái này thì tuỳ banh muốn hiển thị gì thôi
  • Mình sẽ chọn vào phần liên kết tự tạo để tạo phần trang chủ
  • URL: các bạn gõ url trang của bạn vào
  • Tên đường dẫn thì để là Trang chủ hoặc Home
  • Sau đó nhấn thêm vào menu
  • Tiếp theo bạn thêm chuyên mục vào menu 
  • Vd chuyên mục wodpress, MMO mình đã tạo
  • Thêm trang liên hệ và giới thiệu vào
  • Nếu bạn chưa tạo trang liên hệ và giới thiệu thì có thể tạo xong vào đây thêm vào nhé
  • Xong xuôi hết thì nhấn vào lưu menu 1 lần nữa
  • Vậy là bạn đã tạo xong menu cho website của mình rồi đó
  • Hãy ra trang chủ xem nó hiển thị thế nào rồi nhé

Quản lý bình luận

Một trang blog hay trang bán hàng thì không thể thiếu được bình luận của khách hàng hay của thành viên rồi đúng không nào

Nhưng làm sao để quản lý được bình luận cho hiệu quả và không bị những bình luận spam làm phiền

Để quản lý bình luận thì bạn hãy vào phần Cài đặt, sau đó vào Thảo luận

Ở đây các bạn sẽ thấy rất nhiều tuỳ chọn ở đây

  • các bạn hãy tắt 2 tuỳ chọn đầu tiên đi
  • Kéo xuống phần trưỡc khi phản hồi được đăng
  • Bạn hãy chọn vào tuỳ chọn nhận xét phải chờ được kiển duyệt
  • Khi đó tất cả bình luận sẽ phải chờ bạn chấp nhận thì mới có thể xuất hiện lêb trang
  • Các bạn kéo xuống dưới cùng
  • Ở đây có thể chọn hiển thị ảnh đại diện hay không và chọn hình đại diện khi người dùng comment không có tài khoản
  • Ngoài ra thì các bạn cũng có thể cài thêm 1 số plugin để hạn chế tình trạng spam, chi tiết mình sẽ nói ở video về plugin nhé

Quản lý thành viên

  • Để cài đặt xem website, blog của bạn có cho phép thành viên đăng ký không thì bạn có thể vào phần cài đặt sau đó vào tổng quan vào tìm phần thành viên
  • Ở đây bạn có thể chọn có cho mọi người đăng ký không
  • Và chọn xem khi đăng ký thì người dùng sẽ có vai trò gì trong website
  • Nếu cho đăng ký thành viên thì mình khuyên đeer vai trò là thành viên đăng ký thôi
  • Sau bạn muốn thay đổi thì vào từng người đổi cũng đc
  • Tiếp theo để quản lý người dùng thì bạn vào phần thành viên
  • Ở đây bạn sẽ quản lý được tất cả thành viên trên website của bạn
  • Để chỉnh sửa thì bạn nhấn chọn vào 1 thành viên
  • Bạn có thể thay đổi thông tin cho từng người hoặc thông tin của chính mình
  • Nếu các bạn muốn update ảnh đại diện thì phải thay đổi trên gavatar đây là 1 wrbsite thuộc hệ thống của wordpress
  • Nếu muốn thay ảnh trực tiếp thì phải cài thêm plugin
  • Mình sẽ nói chi tiết ở video cài plugin nhé
  • Đối với wordpress thì tất cả mọi thứ đều có thể giải quyết bằng plugin và widget
  • Thật là tiện đúng không nào

Cấu hình widget

Vậy widget là những phần nào 

  • widget là một hệ thống công cụ của WordPress cho phép thêm các nội dung mới, định hình danh mục các bài viết. Qua đó hiển thị những bài viết mới nhất lên các thanh để người đọc dễ dàng tìm kiếm và theo dõi các bài viết.
  • Vậy quản lý widget như thế nào
  • Đầu tiên thì các bạn vào phần Giao diện và chọn widget
  • ở đây có thể quản lý được tất cả widget có trong website
  • tuỳ từng theme sẽ có những vị trí widget khác nhau
  • Như các bạn thấy thì ở đây đang có 3 vị trí widget là sidebar, cuối trang 1 và cuối trang 2
  • Các bạn ra trang chủ và sẽ thấy, các bạn hãy thử thay đổi các widget xem nó sẽ thay đổi như thế nào
  • ở đây có rất nhiều widget nên mình không thể giải thích từng cái được, các bạn muốn tìm hiểu cách sử dụng chi tiết thì xem bài viết nhé
  • Bây giờ ở phần sidebar mình muốn hiện 5 bài viết mới nhất ra thì mình sẽ chọn đến widget bài viết mới
  • Kéo thả vào phần sidebar, sau đó sửa tên tiêu đề cho nó, nhấn lưu thay đổi
  • Ra trang chủ xem nó thế nào, ok vậy là đã xuất hiện rồi
  • Tương tự như vậy, các bạn muốn thêm gì vào từng vị trí thì cứ xem công dụng của nó và kéo thả vào thôi
  • Hặc các bạn có thể nhấn vào widget và chọn vị trí sẽ thêm và nhấn Thêm là đc
  • giờ mình sẽ sửa lại những widget cho website demo này nhé

Cài đặt plugin cần thiết

Đầu tiên để cài mới một plugin thì các bạn hãy vào phần Plugin

Ở đây bạn có thể quản lý những plugin đã cài, bạn nhấn vào cài mới

Với một website mới thì các bạn cần những plugin sau

  • Jetpack by WordPress.com: plugin này được phát triển bởi công ty chủ quản của nền tảng wordpress và đã có hơn 5 triệu lượt kích hoạt, nó dùng để bảo mật website tốt hơn và một số công dụng khác nữa
  • Tiếp Theo là plugin WordPress SEO Plugin – Rank Math: Plugin này dùng để tối ưu SEO cho website, các bạn có thể thay thế bằng Yoast SEO,
  • Nhưng mình khuyến khích dùng Rank Math hơn, chi tiết các bạn có thể xem video so sánh 2 plugin này của mình
  • Tiếp Theo là Table of Contents Plus: Plugin này dùng để tạo tự động một mục lục cho bài viết, cũng để tối ưu cho SEO
  • Tiếp sau đó là plugin WP Smush: Plugin này dùng để tối ưu ảnh của các bạn giúp ảnh nhẹ hơn và load nhanh hơn
  • Một plugin rất ngon bổ rẻ và vô cùng quan trọng nữa đó là UpdraftPlus – Backup/Restore: Công dụng của nó thì dùng để sao lưu dữ liệu website của bạn tự động và hoàn toàn free
  • Như những video trước mình đã nói thì bạn muốn thay ảnh đại diện của tài khoản trực tiếp thì cần có plugin, thì các bạn sẽ cài plugin WP User Avatar

OK bấy nhiêu là cũng tạm đủ rồi, còn những plugin nâng cao hơn thì vào những khoá học chuyên sâu mình sẽ nói kỹ hơn và chi tiết hơn

Setup plugin cần thiết

  • Đầu tiên các bạn hãy kích hoạt tất cả các plugin này lên bằng cách chọn tất cả plugin và chọn tác vụ, chọn kích hoạt và nhấn Áp dụng
  • Đối với plugin Jetpack by WordPress.com: 
jetpack
  • Tiếp theo WordPress SEO Plugin – Rank Math:
    • Plugin này có rất nhiều phần để tối ưu nên trong video này mình chỉ nói cơ bản thôi.
    • Các bạn hãy tham khảo video chi tiết của mình để biết thêm về plugin tuyệt vời này nhé
    • Để setup thì bạn vào phần Rank Math, chọn tab setup wizard và làm theo hướng dẫn là được nhé
rank math
rank math
rank math
  • Kế tiếp là Table of Contents Plus:
    • Để sử dụng plugin này thì bạn vào phần Cài đặt, chọn phần TOC+
    • Bạn chọn auto insert thành page và post, 
    • Position là vị trí hiển thị thì bạn chọn vị trí nào cũng đc, thường thì để mặc định đi
    • Ở phần Heading text bạn có thể đổi tên, vd đổi thành Tóm tắt, …
    • Kéo xuống dưới cùng thì bạn có thể chọn style cho content này, chọn màu trắng cho đẹp.
    • Xong thì nhấn Update options lại là xong rồi
Table of Contents Plus
Table of Contents Plus
  • WP Smush:
    • Ở đây là bản pro nên đã full tính năng, các bạn hãy tham khảo bài hướng dẫn chuyển lên bản pro mình để ở phần mô tả video nhé
    • Với plugin này thì không có gì để setup nhiều, bạn vào plugin và làm theo hướng dẫn là đc
    • Mỗi khi bạn upload một bức ảnh lên thì plugin sẽ tự tối ưu cho bạn mà bạn không cần làm gì cả
    • Nhưng để tối ưu hơn thì bạn vẫn nên tối ưu trước khi upload lên nhé
    • Chi tiết thì xem video hoặc bài viết hướng dẫn của mình nhé
WP Smush
WP Smush
  • UpdraftPlus – Backup/Restore:
    • Để sử dụng plugin này thì bạn vào phần Cài đặt, và chọn UpdraftPlus Backup 
    • Sau đó chọn tab thiết lập
    • Ở đây sẽ có những tuỳ chọn lưu trữ cho bạn, bạn muốn lưu bản sao lưu đó ở đâu, vd như lưu trên google drive, dropbox, gửi qua email, …
    • Mình khuyên bạn nên lưu trên google drive cho tiện và cũng khá an toàn
    • Bạn chọn vào biểu tượng Google Drive, rồi nhấn xuống dưới nhấn lưu thay đổi.
    • Tiếp Theo phần Authenticate with Google bạn nhấn vào link để cấp quyền cho ứng dụng này sử dụng google drive của bạn.
    • Sau khi đã kết nối xong thì bạn cài đặt thời gian tự động backup 
    • Nếu website của bạn không cập nhật nội dung thường xuyên thì để tuần backup 1 lần, nếu nội dung cập nhật liên tục thì để hằng ngày hoặc là 2h, 4h gì đó tuỳ bạn
    • Sau đó nhấn lưu lại là coi như đã xong công việc backup website rồi, bạn sẽ không phải lo việc website của bạn 1 ngày đẹp trời tự nhiên chết mà k có gì để khôi phục lại
    • Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm và cách khôi phục website lại thì xem video mình đã hướng dẫn và để link dưới mô tả nhé
UpdraftPlus
UpdraftPlus
  • WP User Avatar:
    • Để sử dụng plugin này thì các bạn vào phần Thành viên, 
    • Chọn thành viên cần update ảnh, kéo xuống dưới phần Ảnh đại diện
    • Nhấn vào Choose Image, chọn ảnh từ thư viện hoặc tải ảnh lên từ máy tính của bạn
    • Sau đó thì nhấn Cập nhật thành viên là xong, vậy là bạn đã cập nhật ảnh thành viên thành công rồi.
WP User Avatar
WP User Avatar

Tối ưu tốc độ website

Nếu website của bạn load trên 3s thì bạn cần tối ưu nó đó, nếu bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao là là 3s thì đọc bài viết của mình nhé, video này mình k có giải thích nữa

Vậy những yếu tố nào liên quan đến tốc độ load trang web của bạn

  • Thứ nhất đó là server: nếu server của các bạn ở quá xa khách hàng thì chắc chắn là sẽ chậm
  • Thứ hai mã nguồn: Bạn sử dụng wordpress đã được tối ưu rồi nên câu chuyện lúc này chỉ còn xuay quanh theme bạn dùng đã được tối ưu tốc độ chưa và có plugin nào gây chậm website không
  • Sử dụng cache website không tốt, các bạn lại thắc mắc cache là gì thì nó có nhiều loại cache bạn chỉ cần hiểu nó sẽ giúp website của bạn load nhanh hơn thôi, còn nếu hiểu bản chất của nó thì đọc bài viết nhé
  • Yếu tố tiếp theo dẫn đến load chậm đó là hình ảnh chưa được tối ưu
  • Cơ bản thì có mấy yếu tố này, còn chuyên sâu thì còn vô vần yếu tố nữa.
  • Bạn nào cần tối ưu sâu hơn thì đọc bài viết chi tiết của mình nhé
  • Hoặc học những khoá học chuyên sâu của mình nhé

Rồi vấn đề đã có, giờ giải quyết làm sao

  • Đầu tiên là chọn một server mạnh chút, và chọn nhà cung cấp nào có server ở gần khách hàng vào
  • Cái này đã nói ở video chọn nhà cung cấp hosting, vps rồi, các bạn xem lại
  • Chọn theme nào được tối ưu tốc độ mà dùng, đừng dùng những theme quá nặng và cài những plugin cần thiết thôi chứ đùng cài nhiều cái thừa quá
  • Tiếp theo là sử dụng những plugin cache nâng cao như WP Rocket, cái này trả phí nhưng tiền nào của nấy mà, chạy vù vù
  • Bạn nào muốn mua giá rẻ thì link ở dưới mô tả, còn muốn ủng hộ nhà phát triển với giá 49$ thì link cũng ở dưới mô tả luôn
  • Còn bạn muốn cài những plugin free thì có W3 Total Cache, LiteSpeed Cache, WP Super Cache, …
  • Tiếp theo là tối ưu ảnh thì sử dụng những plugin tối ưu ảnh như là Smush, TinyPNG, …

Các bạn cứ tối ưu được hết những yếu tố này là website của bạn cũng có tốc độ load tương đối rồi

Nếu bạn cần tối ưu sâu hơn nữa thì tham khảo bài viết vô cùng chi tiết tại đây nhé.

Tổng kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn những kiến thức cơ bản để có thể tự làm một blog để có thể bắt đầu kiếm tiền

Nếu các bạn muốn làm một website bán hàng thì có thể xem thêm những bài học về hướng dẫn làm website bán hàng của mình.

Các bạn hãy thực hành lại những gì mà mình đã hướng dẫn

Hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ đã giúp ích được cho các bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Thu Huyền

Là một người đam mê công nghệ và thích chia sẻ những hiểu biết của mình đến mọi người. Hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ sẽ có ích đến mọi người
Back to top button